Lịch sử Ba Lan (1918–1939)

Lịch sử Ba Lan giữa hai cuộc Thế chiến bao gồm giai đoạn từ tái lập quốc gia độc lập Ba Lan năm 1918, tới Cuộc xâm lược Ba Lan từ phía tây bởi Đức Quốc xã vàp năm 1939 bắt đầu Thế chiến II, sau đó bởi Liên Xô từ phía đông hai tuần sau. Hai thập kỷ Ba Lan độc lập chủ quyền giữa hai cuộc Thế chiến còn được gọi là Interbellum.Ba Lan tái lập tháng 11 năm 1918 sau hơn một thế kỷ bị Đế quốc Áo-Hung, Đức, và Đế quốc Nga phân chia.[1][2][3] Sự độc lập Ba Lan đã được các cường quốc chiến thắng xác nhận trong Hiệp ước Versailles tháng 6 năm 1919,[4] và phần lớn lãnh thổ đã được mở rộng trong một loạt cuộc chiến tranh biên giới tiếp diễn từ năm 1918 đến năm 1921.[2] Biên giới Ba Lan không thay đổi từ năm 1922 và được quốc tế công nhận vào năm 1923.[5][6]Chính trường Ba Lan dân chủ nhưng hỗn loạn cho đến khi Józef Piłsudski (1867–1935) giành quyền lực vào tháng 5 năm 1926 và nền dân chủ chấm dứt. Chính sách trọng nông đã dẫn đến việc phân chia lại đất đai cho nông dân và Ba Lan đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế đáng kể từ năm 1921 đến năm 1939. Một phần ba dân số bao gồm các dân tộc thiểu số— Người Ukraina, Do Thái, Belarus, Litvia và Đức.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch sử Ba Lan (1918–1939) http://www.ruf.rice.edu/~sarmatia/411/411ruff.pdf http://www.hipkiss.org/cgi-bin/maps.pl?cat=poland //www.jstor.org/stable/27920631 http://www.lituanus.org/1984_2/84_2_03.htm http://commonwealth.pl https://www.amazon.com/dp/0781804213/ https://books.google.com/books?id=43eIOrvNs7cC&pg=... https://books.google.com/books?id=6QngAAAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=82ncGA4GuN4C https://books.google.com/books?id=82ncGA4GuN4C&pg=...